Tuesday, August 5, 2014

VƯỢT QUA NỖI SỢ NÓI TIẾNG ANH




THÁI ĐỘ TÍCH CỰC giúp bạn VƯỢT QUA NỖI SỢ NÓI TIẾNG ANH từ cô Thùy IELTS – GV Anh văn uy tín hàng đầu HN với 8.5 và TESOL:

Theo kinh nghiệm của cô Thùy nói riêng qua hơn 10 năm dạy tiếng Anh và 7 năm dạy IELTS và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác nói chung thì cách học nói tiếng Anh trôi chảy, nhuần nhuyễn là hãy cố gắng nói tiếng Anh ở mọi nơi có thể và nỗ lực giao tiếp càng nhiều bằng tiếng Anh càng tốt. Hãy tưởng tượng giống như mình đang cố gắng tập bơi, hãy can đảm nhảy xuống hồ bơi và khua chân khua tay thật thoải mái vậy 


Để nói được tiếng Anh tốt thì người nói phải có khả năng kết hợp từ trong quá trình tập nói. Trong trường hợp này, các em càng học được nhiều cụm từ và thành ngữ bao nhiêu thì khả năng nói của các em sẽ càng tốt hơn bấy nhiêu, trước mắt là ở các hội thoại của đời sống thật, sau đó tới những tình huống học thuật.


Các em cũng có thể tự tạo ra hoặc liên tưởng các tình huống trong các câu chuyện phiếm, những cuộc trò chuyện thường ngày, và nghĩ xem nếu các em muốn diễn đạt bằng tiếng Anh thì các em sẽ diễn đạt như thế nào. Ví dụ, hàng ngày đến văn phòng em sẽ chào, sẽ hỏi thăm hay bàn giao công việc với người đồng nghiệp của mình bằng tiếng Anh như thế nào, hay khi đến trường thấy cô giáo tiếng Anh có chiếc váy mới đẹp em sẽ khen cô làm sao. Ngay cả những câu thoại lặp đi lặp lại nhiều sẽ rất có ích. Hãy cố gắng để tiếng Anh của các em được “bật ra”, khiến bản thân không còn tâm lý bối rối, rào cản khi nói tiếng Anh mà thay vào đó là động thái tự động và liên tục.


Để nói lưu loát tiếng Anh, các em hãy xóa bỏ mọi định kiến, mọi rào cản đôi khi các em có thể nghĩ là không thể vượt qua như tâm lý sợ mắc lỗi trong khi nói chuyện. Ngay cả cô Thùy thi IELTS đạt 8.5, cô cũng không thể nói trong suốt phần thi Speaking với examiner cô không hề mắc lỗi, chúng ta là những người Việt Nam – không phải người bản xứ nên việc mắc lỗi hoàn toàn có thể châm chước, bởi đến người Mỹ nói có khi còn sai ngữ pháp cơ mà. 


Trên thực tế, người giao tiếp với em trong cuộc sống thực quan tâm đến việc em có thể giao tiếp với họ; nói nôm na là họ quan tâm nhiều đến cách nói, khả năng diễn đạt ngôn từ của em khi em nói, sự thể hiện nét mặt và cử chỉ điệu bộ của em nữa, hơn là những câu, từ em nói.


Một thái độ quan trọng khác với việc học nói tiếng Anh đó là các em đừng cố gắng nói tiếng Anh như khi em viết nó. Nói và viết tiếng Anh là 2 việc khác nhau. Giải thích ngắn gọn thì tiếng Anh nói (spoken English) là ứng khẩu tức thời, lời nói là đầu môi, còn khi viết các em có thể chỉnh sửa, bỏ bớt theo ý em, Tiếng Anh viết (written English) thường chặt chẽ, theo chuẩn ngữ pháp hơn. Cho nên, nếu các em lười giao tiếp bằng tiếng Anh thì chẳng có kĩ năng viết nào giúp các em đạt được việc nói tiếng Anh thuần thục và lưu loát cả!


Cô Thùy luôn động viên học sinh nghĩ bằng tiếng Anh thay vì nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trong đầu khi muốn diễn đạt, bởi việc “dịch” như thế chính là rào cản khiến em không nói được tiếng Anh trôi chảy.


Khi các em đã có phản xạ nói tiếng Anh và giải quyết được khâu tâm lý, điều ấy đồng nghĩa với việc em không còn sợ nói tiếng Anh nữa. Thay vào đó là sự hứng thú, muốn có cơ hội thỏa sức nói tiếng Anh. 


Tóm lại, việc làm chủ tình huống giao tiếp và sự tự tin vào khả năng giao tiếp của bản thân, cộng hưởng với 1 yếu tố có thể có là “năng khiếu” với mức độ của riêng từng người sẽ là những yếu tố quyết định thành công của các em trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
Ở hệ thống lớp học của cô Thùy, cô rất quan tâm đến yếu tố tâm lý của học sinh và rút ra những phương pháp hữu ích nhằm loại bỏ nỗi sợ tiếng Anh của học sinh, xây dựng niềm tin trong học sinh để các em có động lực biến tiếng Anh không chỉ thành công cụ phục vụ cuộc sống mà còn thành thế mạnh của các em. Với phương châm nghiêm khắc, làm việc có lộ trình, kế hoạch, định hướng rõ ràng, cô luôn tạo cho học sinh áp lực hoàn thành những mục tiêu đề ra nhưng cũng khéo léo kết hợp sự nhẹ nhàng để học sinh không có tâm lý rụt rè, vượt qua ngại ngùng của bản thân để SPEAK OUT!


Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ với các em học sinh về thái độ, suy nghĩ về việc học nói tiếng Anh và củng cố quyết tâm biến Tiếng Anh thành thế mạnh của các em trên con đường vươn tới những mục đích xa hơn đang chờ các em ở phía trước!

Xem lại bài viết về các Nguyên Nhân dẫn tới việc nói Tiếng Anh kém của người Việt Nam tại ĐÂY

Like Fanpage của cô để tương tác với cô nhiều hơn các bạn nhé ^^
Lịch khai giảng các lớp mới của cô các bạn nhé http://thuyed.com/blog/category/lich-khai-giang/

0 comments:

Post a Comment