Thursday, November 6, 2014

Rèn luyện kĩ năng nghe NHƯ THẾ NÀO ?


Đọc và nghe luôn là 2 kĩ năng có thể tự rèn luyện, NHƯNG luyện như thế nào hiệu quả, các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé ^^



1. ĐỌC TRƯỚC KHI NGHE - DỰ ĐOÁN CÂU TRẢ LỜI
Một khó khăn trong phần thi nghe là bạn không chỉ nghe, mà phải đọc câu hỏi và viết câu trả lời cùng một lúc. Một mẹo đơn giản là bạn hãy đọc các câu hỏi trước khi nghe để biết được sơ qua nội dung của bài thi. Đây là một kỹ năng khó và cần phải luyện tập nhiều, kỹ năng này có thể giúp bạn dự đoán được loại câu trả lời, ví dụ câu trả lời là tên người hay một con số về ngày tháng.

2. ĐỌC KỸ YÊU CẦU CỦA BÀI
Nếu yêu cầu của bài là "Write no more than three words" mà câu trả lời của bạn nhiều hơn ba từ thì bạn sẽ ko được điểm ở câu đó, hoặc một số dạng bài yêu cầu khoanh 2 đáp án trong khi bài khác lại yêu cầu 3. Vì vậy, hãy luôn đọc cẩn thận yêu cầu của đề bài.

3. LUYỆN TẬP VIỆC VIẾT TẮT THEO CÁCH RIÊNG CỦA BẠN
Bạn không cần phải viết hết cả câu trả lời ngay lập tức, bởi vì bạn còn 10 phút cuối để hoàn chỉnh câu trả lời vào phiếu trả lời. Vì vậy, bạn nên luyện tập cách viết tắt của riêng mình để khi nhìn lại bạn có thể hiểu và viết lại đầy đủ đáp án mình đã nghe được. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ mà bạn phải viết câu trả lời đầy đủ ngay lập tức đó là các câu hỏi về con số, tên địa điểm hoặc tên người trong Part 1.

4. NHÌN VÀO 2 CÂU HỎI CÙNG MỘT LÚC
Một khó khăn khác nữa là câu trả lời cho 2 câu hỏi thường được nói đến rất sát nhau và rất nhanh, đặc biệt là Part 3 và Part 4. Cách duy nhất bạn có thể làm là luôn sẵn sàng cho cả câu hỏi tiếp theo.
Các bạn cần nhớ là việc trả lời sai một câu hỏi có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả, nhưng vấn đề là bạn có thể "mất dấu" phần thông tin cần nghe, ví dụ như bạn vẫn đang tập trung nghe tìm thông tin cho câu 13 nhưng bài nghe đã đi tới câu 15.

5. TÌM KIẾM "MANH MỐI" NGAY TRONG CÂU HỎI
Dạng bài hay gặp mà các bạn có thể áp dụng được mẹo này là dạng bài điền thông tin vào bảng. Với dạng bài này các bạn thường xuyên tìm được manh mối cho câu trả lời của mình bằng cách nhìn vào các thông tin khác có sẵn trong bảng. Ví dụ như khi các bạn nhìn vào tiêu đề của một cột trong bảng là "equipment" và có một số thông tin đã được điền sẵn là "paperclip" và "cardboard", bạn sẽ có thể hình dung ra trước những từ liên quan mà bạn sẽ nghe.

6. ĐỪNG VIẾT CẦU TRẢ LỜI QUÁ NHANH
Đôi khi bạn sẽ nghe được một số thông tin mà bạn nghĩ đó là câu trả lời và tập trung ngay vào việc viết câu trả lời đó ra, nhưng sau đó nhân vật trong bài nghe có thể tự sửa lại thông tin và đưa ra một thông tin khác mà những thông tin này mới là đáp án chính xác.

7. ĐỪNG ĐỂ TRỐNG BẤT KỲ CÂU TRẢ LỜI NÀO
Thứ nhất, dự đoán của bạn cũng có thể đúng, đặc biệt với dạng bài có sẵn đáp án A, B, C, D để chọn lựa.
Thứ hai, việc để trống câu trả lời có thể dẫn đến trường hợp bạn điền sai hoặc điền lệch câu trả lời vào trong phiếu trả lời.

8. KIỂM TRA LẠI CÂU TRẢ LỜI
Hãy luôn dành thời gian sau khi đã điền câu trả lời đầy đủ vào phiếu trả lời, hoặc thời gian 30 giây sau mỗi phần của bài thi nghe để kiểm tra lại câu trả lời: kiểm tra về dạng từ, số ít số nhiều và chính tả để chắc chắn không bị mất điểm vì những lỗi nhỏ này.

0 comments:

Post a Comment