Khi làm bài Reading rất nhiều bạn cảm thấy bị “trố mắt” với lượng từ khủng khiếp cũng như sự khó hiểu của 1 Reading passage, sự thật là, bản thân những 7.0+ IELTser cũng như vậy, nhưng điểm khác biệt là : những người đó không bị chìm vào sự “ngán ngẩm” cũng như “sợ hãi”. Đơn giản, họ biết họ phải làm gì với bài Reading và làm thế nào để vượt qua nó, hôm nay cô Thùy sẽ giới thiệu với các bạn một vài mẹo nhỏ cơ bản khi làm Reading, hãy ghi lại vào sổ nhé ^^
• Rất nhiều bạn học IELTs thắc mắc với cô rằng, việc đầu tiên nên làm với bài Reading là gì? Đọc sơ qua cả bài trước hay Đọc câu hỏi trước?Câu trả lời khá đơn giản: tại sao không thử cả 2, và cuối cùng xem là cách nào thích hợp nhất. Ở đây cô không phân tích ưu và nhược điểm của từng cách, đơn giản là vì đây là nhiệm vụ của các bạn, việc tự tìm ra hướng làm bài cho mình trong bài Reading là vô cùng quan trọng, và hướng làm bài đó phải PHÙ HỢP với tư duy của chính bạn.Từ kinh nghiệm hơn 10 năm dạy IELTs, cô chỉ recommend như thế này: hãy tưởng tượng bài Reading là 1 bản đồ được ai đó đưa cho bạn, nhiệm vụ của bạn là phải dựa trên gợi ý để tìm ra nơi cất giấu “kho báu”. Vậy các bạn cho rằng việc xem bản đồ trước để xác định rõ phía Bắc, phía Nam ở đâu và rồi dựa vào chỉ dẫn để tìm ra “kho báu” sẽ nhanh hơn HAY LÀ xem chỉ dẫn trước rồi mò mẫm trên bản đồ???
• Vẫn là câu chuyện về việc “tìm kho báu”, đôi khi chỉ dẫn được đưa ra ẩn chứa 1 câu đố mà các bạn phải cân nhắc trước khi lao vào tìm kiếm đáp án.
Lời khuyên được đưa ra là: đọc kỹ hướng dẫn và đọc kỹ câu hỏi.
Vậy tại sao đề bài lại đánh lừa, đơn giản thôi, có người nào giấu kho báu mà không đưa ra những câu đánh đố để không cho ai tìm được. Là bạn bạn có làm thế không? ^^
• Thường thường trong IELTs Reading, các câu hỏi thường được đưa theo thứ tự của thông tin xuất hiện trong đoạn đọc, nhớ điều này thì các bạn sẽ nhanh chóng tìm được đáp án cần thiết. Nhớ đấy nhé.
• Các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp cũng không được phép xảy ra khi điền đáp án, điểm mất ở những lỗi như này rất đáng tiếc.
Nên nhớ kiểm tra lại khi làm bài, làm đến đâu chắc đến đó, chứ nhiều bạn làm bài cô đưa xong thấy tự tin lắm, nhưng trả bài thì sai be bét, vì thiếu “s” hoặc chia sai thời động từ.
• “Practice make perfect” câu nói của siêu sao Cr7 (Ronaldo nhỉ?!) chăm chỉ luyên tập, tốc độ làm bài và mức độ chính xác sẽ tăng, không có thành công nào dễ dàng cả đâu.
• Đọc, đọc và đọc, đơn giản là vài tin trên BBC news, hoặc The Times,… hoặc đọc chính lại những bài Reading mà các bạn đã làm, đọc càng nhiều càng tốt, và đừng giới hạn ở 1 vài chủ đề mình thích, đọc càng rộng thì khả năng hiểu ý đoạn văn càng nhanh, và quan trọng hơn là ý triển khai khi viết Writing sẽ phong phú hơn rất nhiều.
Trên đây là một vài tips bình thường và nho nhỏ mà cô Thùy muốn chia sẻ và các bạn, hãy lưu lại và áp dụng ngay nhé.
Lần tới cô sẽ đưa ra ví dụ khi làm bài Reading, các bạn nhớ theo dõi nhé.
Lịch khai giảng các lớp mới của cô Thùy: http://thuyed.com/blog/category/lich-khai-giang/
LIKE FANPAGE: https://www.facebook.com/IeltsCoThuyEd?ref=tn_tnmn để cập nhật những bài học Tiếng Anh bổ ích sớm nhất
• Rất nhiều bạn học IELTs thắc mắc với cô rằng, việc đầu tiên nên làm với bài Reading là gì? Đọc sơ qua cả bài trước hay Đọc câu hỏi trước?Câu trả lời khá đơn giản: tại sao không thử cả 2, và cuối cùng xem là cách nào thích hợp nhất. Ở đây cô không phân tích ưu và nhược điểm của từng cách, đơn giản là vì đây là nhiệm vụ của các bạn, việc tự tìm ra hướng làm bài cho mình trong bài Reading là vô cùng quan trọng, và hướng làm bài đó phải PHÙ HỢP với tư duy của chính bạn.Từ kinh nghiệm hơn 10 năm dạy IELTs, cô chỉ recommend như thế này: hãy tưởng tượng bài Reading là 1 bản đồ được ai đó đưa cho bạn, nhiệm vụ của bạn là phải dựa trên gợi ý để tìm ra nơi cất giấu “kho báu”. Vậy các bạn cho rằng việc xem bản đồ trước để xác định rõ phía Bắc, phía Nam ở đâu và rồi dựa vào chỉ dẫn để tìm ra “kho báu” sẽ nhanh hơn HAY LÀ xem chỉ dẫn trước rồi mò mẫm trên bản đồ???
• Vẫn là câu chuyện về việc “tìm kho báu”, đôi khi chỉ dẫn được đưa ra ẩn chứa 1 câu đố mà các bạn phải cân nhắc trước khi lao vào tìm kiếm đáp án.
Lời khuyên được đưa ra là: đọc kỹ hướng dẫn và đọc kỹ câu hỏi.
Vậy tại sao đề bài lại đánh lừa, đơn giản thôi, có người nào giấu kho báu mà không đưa ra những câu đánh đố để không cho ai tìm được. Là bạn bạn có làm thế không? ^^
• Thường thường trong IELTs Reading, các câu hỏi thường được đưa theo thứ tự của thông tin xuất hiện trong đoạn đọc, nhớ điều này thì các bạn sẽ nhanh chóng tìm được đáp án cần thiết. Nhớ đấy nhé.
• Các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp cũng không được phép xảy ra khi điền đáp án, điểm mất ở những lỗi như này rất đáng tiếc.
Nên nhớ kiểm tra lại khi làm bài, làm đến đâu chắc đến đó, chứ nhiều bạn làm bài cô đưa xong thấy tự tin lắm, nhưng trả bài thì sai be bét, vì thiếu “s” hoặc chia sai thời động từ.
• “Practice make perfect” câu nói của siêu sao Cr7 (Ronaldo nhỉ?!) chăm chỉ luyên tập, tốc độ làm bài và mức độ chính xác sẽ tăng, không có thành công nào dễ dàng cả đâu.
• Đọc, đọc và đọc, đơn giản là vài tin trên BBC news, hoặc The Times,… hoặc đọc chính lại những bài Reading mà các bạn đã làm, đọc càng nhiều càng tốt, và đừng giới hạn ở 1 vài chủ đề mình thích, đọc càng rộng thì khả năng hiểu ý đoạn văn càng nhanh, và quan trọng hơn là ý triển khai khi viết Writing sẽ phong phú hơn rất nhiều.
Trên đây là một vài tips bình thường và nho nhỏ mà cô Thùy muốn chia sẻ và các bạn, hãy lưu lại và áp dụng ngay nhé.
Lần tới cô sẽ đưa ra ví dụ khi làm bài Reading, các bạn nhớ theo dõi nhé.
Lịch khai giảng các lớp mới của cô Thùy: http://thuyed.com/blog/category/lich-khai-giang/
0 comments:
Post a Comment